Bình Định không chỉ nổi tiếng về thiện nhiên biển cả như Kỳ Co, Eo Gió, Cù Lao Xanh,… mà còn nổi tiếng với những công trình kiến trúc Chăm Pa với hệ thống 7 cụm với 14 tháp Chăm được xây dựng vào khoảng thế kỷ 12-13, trong giai đoạn Chăm Pa hưng thịnh. Hãy cùng với Sea Trip travel tìm hiểu các di tích “Tháp Chăm Bình Định” về những di sản đặc sắc của người Chăm nhé!
1: Tháp Bánh ít – Tháp Chăm Bình Định.
Địa chỉ: xã Phước Hiệp, Tuy Phước, Bình Định. Cách TP Quy Nhơn khoảng 20km.
Tháp bánh Ít bao gồm 4 tháp đây là một di tích kiến trúc cổ của người Chăm, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11, và là một trong những công trình lớn của vương quốc Chăm Pa.Là một trong những cái tên rất nổi tiếng và cũng rất quen thuộc đối với du khách khi dừng chân ghé thăm ngôi tháp này. Ngọn tháp cổ kính, rêu phong mang một vẻ đẹp huyền bí, còn là chứng nhân lịch sử của nền văn hóa cổ đại. Di tích này gồm 4 tháp lớn đứng gần nhau, bao gồm một tháp lớn và ba tháp nhỏ. Trên đỉnh của mỗi ngọn tháp đều có tượng thần Siva được làm bằng đá, nhưng mỗi tháp sẽ đều mang lại vẻ đẹp riêng.Tháp cổng cao 13m, chiều dài cổng 7m, có 2 cổng cửa thông qua nhau. Tháp Bia nổi bật với kiến trúc phần mái rất đặc biệt, nhỏ dần về phía trên, tháp này có 4 cửa thông với nhau ở 4 hướng.Tháp Hoả nằm gần với tháp chính nhất, do phần mái có hình dáng vòm cong xuống tựa yên ngựa nên người ta còn gọi tháp này là tháp yên ngựa. Tháp chính nằm ngay chính giữa đồi, có kích thước lớn nhất trong ba tháp còn lại. Bên trong tháp có hình tượng nữ thần Shiva tọa trên đài sen, một hình ảnh vô cùng chân thật. Cụm tháp này được bộ Văn Hóa – Thông Tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1982.
2. Tháp Cánh Tiên.
Địa chỉ: xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, Bình Đinh. Cách TP Quy Nhơn 27km.
Tháp Cánh Tiên còn có tên gọi khác là tháp Đồng, là một trong những cụm tháp chăm Bình Định. Tháp có 4 tầng thu nhỏ về phía trên, 4 phía vai của tháp đều giống như cánh tiên bay lên nên được gọi là tháp Cánh Tiên. Và bên trong tháp Cánh Tiên thờ nữ thần Y A NA. Tháp Cánh Tiên được bộ Văn Hóa – Thông tin xếp hạng di tích có kiến trúc nghệ thuật năm 1982.
Tháp Cánh Tiên nổi bật với các hoa văn chạm khắc tinh xảo, đặc biệt là các hình tượng thần linh và biểu tượng tôn giáo. Các họa tiết này thể hiện ảnh hưởng mạnh mẽ của Ấn Độ giáo, với các hình ảnh của các vị thần như Shiva, Vishnu, và những hình tượng thiên nhiên như hoa lá, động vật.
Tháp Cánh Tiên là nơi thờ các vị thần Hindu, với nhiều nghi lễ tôn giáo được tổ chức tại đây trong quá khứ. Tháp không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là một trung tâm văn hóa, nơi người Chăm thực hiện các lễ hội, nghi thức cúng bái thần linh.
Tháp Cánh Tiên đã trải qua nhiều lần trùng tu và phục hồi để bảo vệ di sản này. Đây là một điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của người Chăm.
3: Tháp Đôi.
Địa chỉ: Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, Bình Định.
Còn có tên gọi khác là tháp Hưng Thạnh là một trong những cụm tháp chăm Bình Định, được xem là biểu tượng của tình yêu đôi lứa. Hai ngôi tháp này không phải là tháp có hình vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp ChămPa, phần thân tháp vuông, phần đỉnh thì vuông cong nhẹ. Tháp lớn cao 20m còn tháp nhỏ cao 18m nên được ví von là tháp lớn chính là người con trai che chở cho tháp nhỏ là người con gái. Bên trong của Tháp Đôi thờ bộ ngẫu tượng Linga – Yoni, theo đóp Linga đặt ở trên bệ Yoni với ý nghĩa tượng trưng của sự hoà hợp âm dương và nguồn gốc cho sự sinh sôi, nảy nở. Tháp Đôi được xây dựng vào khoảng thế kỷ 12, trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của vương quốc Chăm Pa. Đây là nơi thờ các vị thần Hindu, đặc biệt là thần Shiva, một trong những vị thần quan trọng nhất trong tôn giáo của người Chăm.
Tháp Đôi đã được trùng tu và bảo tồn nhiều lần để giữ gìn giá trị văn hóa và kiến trúc. Công trình này hiện nay là một điểm du lịch nổi tiếng tại Bình Định, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu về nền văn hóa Chăm cổ xưa.
4. Tháp Dương Long.
Địa chỉ: xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, Bình Định. Cách TP Quy Nhơn khoảng 50 km.
Được xây dựng vào cuối thế kỷ XII được xây dựng bằng đá ong – vật liệu phổ biến của các công trình tháp Chăm. Tháp Dương Long có sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Chăm và Khơ me. Cụm tháp này gồm 3 tháp, tháp giữa cao 42m, hai tháp bên cạnh cao 38m. Là một trong những tháp có độ cao cao nhất so với những tháp Chăm còn lại tại Việt Nam. Tháp Dương Long có kiến trúc độc đáo, với các hoa văn họa tiết được khắc trực tiếp lên tháp, vừa chân thực sống động mà còn kì ảo huyền bí. Tháp Dương Long được thủ tướng chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 23/12/2015.
Công trình đã được trùng tu và bảo tồn qua nhiều năm để giữ gìn nguyên vẹn giá trị văn hóa và lịch sử. Hiện nay là một trong những điểm du lịch quan trọng của Bình Định, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Di tích này cũng là nguồn cảm hứng cho các nghiên cứu về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật của người Chăm cổ.
5: Tháp Bình Lâm.
Địa chỉ: thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định. Cách thành phố Quy Nhơn 22km.
Tháp Bình Lâm là minh chứng sống động cho lịch sử văn hóa rực rỡ của vương quốc Champa, là một trong những cụm tháp chăm Bình Định. Được xây dựng vào cuối thế kỷ X và đầu thế kỷ XI, tháp Bình Lâm mang đậm dấu ấn của sự chuyển giao giữa hai phong cách kiến trúc nổi bật: từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định. Điều này khiến tháp trở thành một công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt trong lịch sử kiến trúc Champa.
Những ngọn tháp khác thì tọa lạc trên đồi, với tháp này thì được tọa lạc nơi bằng phẳng. Tháp cao khoảng 20m chia thành 3 tầng, được trang trí hoa văn vô cùng tinh tế, mang đến kiến trúc hài hòa với những đường nét vừa tinh tú vừa khỏe khoắn. Tháp được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1993.
6: Tháp Phú Lốc.
Địa chỉ: xã Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, Bình Đinh. Cách trung tâm Quy Nhơn 35km.
Tháp nằm trên ngọn đồi cao 76m, là một trong những cụm tháp chăm Bình Định được coi như ngọn hải đăng khổng lồ. Khi du khách tham quan, đứng từ chân tháp du khách có thể nhìn khắp 4 hướng với những cảnh trang trí kỳ vĩ xung quanh của ngọn tháp Phú Lốc. So với một số tòa tháp Chăm khác ở Bình Định, tháp Phú Lốc có quy mô không lớn. Bình đồ tháp hình vuông mỗi chiều đo được 9,7 mét. Toàn tháp cao khoảng 1 mét. Ngôi tháp này hiện đã bị hư hại nặng, tầng nền bằng đá cao và cả phần nền sảnh ở phía đông đã bị đổ nát, giờ đây được gia cố bằng gạch để chống sụp đổ. Phần trên của tháp vẫn còn khá nguyên vẹn.
7: Tháp Thủ Thiện.
Địa chỉ: xã Bình Nghi của huyện Tây Sơn, Bình Đinh. Cách trung tâm của Quy Nhơn 35km.
Là một trong những cụm tháp chăm Bình Định, Tháp Thủ Thiện này nhỏ không quá nổi tiếng, nhưng cũng được nhiều người tìm đến để tham quan và chiêm ngưỡng được nét đẹp của tháp này. Tháp có quy mô nhỏ đồng thời kiến trúc cũng có phần tối giản. Loại gạch xây dựng tháp Thủ Thiện là dạng gạch đỏ của người Chăm với chất lượng rất tốt, do đó ngọn tháp càng mang dáng vẻ uy nghiêm đầy bí ẩn. Tháp Thủ Thiện đã được trùng tu và bảo tồn qua nhiều năm để giữ gìn giá trị lịch sử và văn hóa. Mặc dù một số phần của tháp đã bị hư hỏng do tác động của thời gian, nhưng tháp vẫn giữ được vẻ đẹp và sự linh thiêng của mình.
Các Tháp Chăm Bình Định rất đa dạng và phong phú, từ những tháp lớn, nổi tiếng đến những tháp nhỏ hơn nhưng không kém phần quan trọng về mặt lịch sử và văn hóa. Các cụm tháp này không chỉ là những công trình kiến trúc đẹp mắt mà còn là minh chứng sống động cho sự phát triển của văn hóa Chăm qua các thời kỳ, đồng thời là điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Nếu bạn có dịp đến Bình Định hãy ghé thăm những cụm tháp này nhé!